0905 777 197

Điều trị loãng xương ở người rất cao tuổi

Ngày đăng 21-01-2021

Người cao tuổi là đối tượng thường có nhiều bệnh lý đi kèm, trong đó có loãng xương. Sau 80 tuổi, nguy cơ gãy xương do loãng xương tăng vọt, kéo theo nguy cơ tử vong liên quan gãy xương cũng tăng vọt theo.

Tuy vậy, loãng xương ở người rất cao tuổi vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Không có nhiều nghiên cứu về loãng xương ở những bệnh nhân rất cao tuổi. Các báo cáo gần đây cho thấy 80% những người rất cao tuổi chủ yếu tập trung ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, điều này càng làm ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị loãng xương ở những đối tượng đặc biệt này

DỊCH TỄ HỌC

Chưa có nhiều nghiên cứu dịch tễ học về loãng xương ở người rất cao tuổi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Loãng xương Quốc gia Hoa Kỳ, 48% nam giới và 79% nữ giới trên 80 tuổi có chỉ định điều trị LX [3]. Một báo cáo ở Áo cho thấy tần suất loãng xương ở người trên 80 tuổi là 45% [1]. Một nghiên cứu trong cộng đồng ở Hong Kong cho thấy tần suất gãy lún đốt sống là 11% và 23% ở nam và nữ ≥ 80 tuổi [5]. Ở nước ta, một nghiên cứu trong cộng đồng ở TP. HCM trên 209 phụ nữ từ 50 – 85 tuổi (TB 62 tuổi) cho thấy 23% có gãy lún đốt sống, tuy nhiên, chưa có tỷ lệ ở nhóm người > 80 tuổi [4].

dieu-tri-loang-xuong-o-nguoi-rat-cao-tuoi-3
Tần suất Loãng xương ở người ≥ 80 tuổi khoảng 45% (Nghiên cứu trên 99.399 bệnhnhân ở một viện mãn kinh và loãng xương ở Áo). Climacteric.2017 Apr; 20(2): 157-163

SINH  BỆNH

Loãng xương ở người rất cao tuổi có cơ chế sinh lý bệnh phức tạp. Mật độ xương bị suy giảm do quá trình thoái hóa cũng như hiện tượng giảm vận động ở người rất cao tuổi dẫn đến gia tăng nguy cơ loãng xương, gia tăng nguy cơ té ngã.

Bên cạnh đó, một số cơ chế khác cũng được nhắc đến như tình trạng rối loạn chức năng của các ty thể, vai trò của các cytokine viêm, vai trò của cơ và các cytokine liên quan như myostatin và activin và sự sụt giảm nồng độ các hormon đồng hóa (hormone tăng trưởng và IGF-I)[2]

dieu-tri-loang-xuong-o-nguoi-rat-cao-tuoi-1
Sau 80 tuổi, nguy cơ gãy cổ xương đùi tăng vọt ở cả nam lẫn nữ, kéo theo nguy cơ tử vong tăng cao (Osteoporos Metab Miner 2010 2;4:5-9).
Thời gian từ lần gãy xương đầu tiên (năm)Tần suất tái gãy mới mắc cộng dồn (%)Tần suất tử vong mới mắc cộng dồn (%)
60  74 tuổi75+ tuổi60  74 tuổi75+ tuổi
Nữ giới
0–520261630
>5–1034382338
>1046432842
Nam giới
0–522181945
>5–1026242748
>10+37243150

Gãy xương làm tăng nguy cơ tái gãy và nguy cơ tử vong, đặc biệt ở người trên 75 tuổi (J Bone Miner Res. 2013. doi:10.1002/jbmr.1968)

CHẨN ĐOÁN  ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG  NGƯỜI RẤT CAO TUỔI

Ở người rất cao tuổi, loãng xương vẫn được chẩn đoán theo tiêu chuẩn hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên trị số T-score (Tscore ≤ – 2,5).

Tất cả các nhóm thuốc điều trị loãng xương hiện tại như bisphosphonate, strontium ranelate, teriparatide, denosumab… đều được chứng minh là có lợi ở người rất cao tuổi trong các phân tích dưới nhóm của các thử nghiệm lâm sàng [6].

Tính an toàn của các nhóm thuốc này ở đối tượng người rất cao tuổi chưa được chứng minh rõ ràng qua các thử nghiệm lâm sàng, nhưng nhìn chung các báo cáo đều cho thấy không có sự khác biệt so với nhóm người < 80 tuổi.

Tuy nhiên, việc điều trị loãng xương ở những đối tượng này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt nhất trong việc giữ tỷ lệ tuân thủ điều trị. Các thuốc có số lần dùng càng ít, thời gian giữa 2 lần dùng càng dài thì tỷ lệ tuân thủ điều trị càng cao. Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc thiết lập mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân tốt giúp nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị [6].

CHẨN ĐOÁN  ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

DỰA TRÊN NGUY  THEO NOGG 2017 (không  giới hạn tuổi)

dieu-tri-loang-xuong-o-nguoi-rat-cao-tuoi
Compston J, Cooper A, Cooper C, Gittoes N, Gregson C, Harvey N, Hope S, Kanis J. A. The National Osteoporosis Guideline Group (NOGG). UK clinical guideline for the prevention and treatment of osteoporosis. Arch Osteoporos (2017) 12:43

KẾT LUẬN

Người rất cao tuổi là một đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương và gãy xương do loãng xương. Dù vậy việc chẩn đoán và điều trị loãng xương ở đối tượng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khi tiến hành điều trị loãng xương ở những đối tượng này không có giới hạn về tuổi, tuy nhiên cần chú ý đến các bệnh đi kèm, tương tác thuốc và tính tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Trên đây là bài tìm hiểu về: Điều trị loãng xương ở người rất cao tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Boschitsch E. P., Durchschlag, E. & Dimai H. P. (2017). “Age-related prevalence of osteoporosis and fragility fractures: real-world data from an Austrian Menopause and Osteoporosis Clinic”. Climacteric, tập 20(2), pp. 157-163.
  2. Colon-Emeric C. S. (2013). “Recent advances: osteoporosis in the “oldest old””. Curr Osteoporos Rep, tập 11(4), pp. 270-275.
  3. Cosman F., de Beur S. J., LeBoff M. S., Lewiecki E. M., Tanner B., Randall S., et al. (2014). “Clinician’s Guide to Prevention and Treatment of Osteoporosis”. Osteoporos Int, tập 25(10), pp. 2359-2381.
  4. Ho-Pham L. T., Nguyen N. D., Vu B. Q., Pham H. N. & Nguyen T. V. (2009). “Prevalence and risk factors of radiographic vertebral fracture in postmenopausal Vietnamese women”. Bone, tập 45(2), pp. 213-217.
  5. Kwok A. W., Gong J. S., Wang Y. X., Leung J. C., Kwok T., Grifith J. F., et al. (2013). “Prevalence and risk factors of radiographic vertebral fractures in elderly Chinese men and women: results of Mr. OS (Hong Kong) and Ms. OS (Hong Kong) studies”. Osteoporos Int, tập 24(3), pp. 877-885.
  6. Rizzoli R., Branco J., Brandi M. L., Boonen S., Bruyere O., Cacoub P., et al. (2014). “Management of osteoporosis of the oldest old”. Osteoporos Int, tập 25(11), pp. 2507-2529.
  7. Sattui S.E, Saag K.G. Fracture mortality: associations with epidemiology and osteoporosis treatment. Nature Reviews Endocrinology 10, 592–602 (2014)
  8. San-José A. et al. Inappropriate prescribing to the oldest old patients admitted to hospital: prevalence, most frequently used medicines, and associated factors. BMC Geriatrics 2015, 15:42
  9. Johnell K., Fastbom J. Aging Research Center, Karolinska Institutet. Undertreatment of osteoporosis in the oldest old?Anationwide study of over 700,000 older people. Arch Osteoporos (2009) 4:17–23
  10. WHO. (2015). Ageing and health. Truy cập ngày 29/5/2017, địa chỉ http://www.who.int/ mediacentre/factsheets/fs404/en/

PGS.TS Lê Anh Thư, Trần Ngọc Hữu Đức

Bệnh viện Chợ Rẫy

Trích Tạp chí Nội khoa tháng 10/2017

Xem thêm: Máy đo loãng xương gót chân CM-300