0905 777 197

Top 9 bệnh người già thường gặp và cách phòng tránh!

Ngày đăng 04-03-2020


Người cao tuổi đã từng trải qua một quá trình làm việc, sinh hoạt, lao động nhất định trong gia đình và ngoài xã hội. Chính vì vậy, khi về già những thay đổi bất thường trên cơ thể sẽ xuất hiện. Điều này khiến người già cảm thấy mệt mỏi và khó khăn hơn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Nắm được những bệnh người già thường gặp và tìm cách phòng tránh là điều nên làm. Dưới đây là top 9 bệnh người già thường gặp và cách phòng tránh:

1. Loãng xương

Bệnh loãng xương là bệnh giảm mật độ xương do thiếu hụt canxi hoặc do những nguyên nhân khác. Bệnh loãng xương thường gặp ở phụ nữ do xương dễ bị gãy và thoái hóa, …do quá trình mang thai, sinh nở; do nội tiết.

Những mô xương cũ bị hủy sẽ nhiều hơn số mô xương mới được tạo ra, khiến xương bạn mỏng dần và yếu đi. Thay đổi này dẫn đến tình trạng loãng xương, một căn bệnh khiến xương của bạn yếu hơn và dễ bị chấn thương khi vấp ngã hoặc khi thực hiện những hoạt động thể chất hàng ngày. Bạn có biết hơn 1,5 triệu ca gãy xương xảy ra là do bệnh loãng xương. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là triệu chứng bệnh không dễ nhận thấy.

Chính vì vậy để chắc chắn, bạn nên khám bác sĩ để được kiểm tra mật độ xương với phương pháp chụp DEXA hoặc đo loãng xương bằng gót chân nhằm xác định tình trạng sức khỏe của xương.

Sử dụng máy đo loãng xương Furuno CM-300 để kiểm tra loãng xương

Tuy nhiên, với phương pháp đo loãng xương bằng gót chân hiện nay được nhiều phòng khám bệnh viện tin tưởng sử dụng hơn cả; Máy đo loãng xương CM-300 hiện nay được biết đến nhiều bởi tính năng an toàn. Máy chỉ sử dụng sóng siêu âm nên đặc biệt an toàn kể cả đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thời gian thăm khám nhanh <=10s và khả năng điều chỉnh kích cỡ bàn chân phù hợp.

2. Mất thị giác

Bệnh về mắt là bệnh thường gặp ở người già, đây là bệnh khá phổ biến. Đáng chú ý nhất là thoái hóa điểm vàng tăng nhãn áp.

2.1 Thoái hóa điểm vàng

Trong mắt có một phần được gọi là điểm vàng cho phép bạn có khả năng nhìn được chi tiết rõ ràng hơn. Thoái hóa hoàng điểm (thoái hóa điểm vàng) là một bệnh ảnh hưởng đến hoàng điểm, bộ phận của mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết hình ảnh. Thoái hóa điểm vàng có thể gây ra các vấn đề cho thị lực trung tâm (central vision), là vùng thị lực giúp nhìn rõ vật thể. Khi bệnh xuất hiện, điểm vàng này sẽ bị phá hủy theo thời gian. Những người ở độ tuổi 50 có 2% nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng, nhưng đối với những người trên 75 tuổi, tỷ lệ này tăng cao tới 30%.

2.2 Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gia tăng áp lực chất lỏng bên trong mắt và dần dần có thể làm hỏng các dây thần kinh thị giác. Ban đầu bệnh sẽ không biểu hiện triệu chứng cụ thể, tuy nhiên sau đó bệnh sẽ tác động đến tầm nhìn ngoại vi của người bệnh và cuối cùng là ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn. Nếu bệnh không được theo dõi và chữa trị kịp thời thì bệnh nhân có thể bị mù. Có bốn loại tăng nhãn áp chính: tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ cấp. Trong đó, tăng nhãn áp góc mở là bệnh phổ biến nhất.

3. Mất thính lực (Điếc tai):

Tai bao gồm ba khu vực chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Sóng âm truyền qua tai ngoài và gây rung ở màng nhĩ. Màng nhĩ và ba xương nhỏ của tai giữa khuếch đại các rung động khi chúng di chuyển đến tai trong. Ở đó, các rung động truyền qua chất lỏng trong cấu trúc hình ốc ở tai trong (ốc tai). Khi lão hóa có thể gây ra sự hao mòn trên lông hoặc tế bào thần kinh trong ốc tai gửi tín hiệu âm thanh đến não khiến người già mất thính lực.Bệnh mất thính lực thường thấy ở những người trên 65 tuổi.

Ngoài ra, tình trạng phổ biến thứ hai là mất thính lực do tiếng ồn do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với âm thanh có cường độ lớn. Trong cả hai trường hợp trên thì khả năng nghe những tần số âm thanh cao sẽ bị mất dần đi. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi lắng nghe những âm gió trong cuộc hội thoại như âm “S”, giọng nói của phụ nữ hoặc trẻ em.

Việc mất thính giác sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình hay bạn bè, vì vậy bạn nên khám bác sĩ định kỳ để được kiểm tra thính giác và dùng máy trợ thính nếu cần nhé!

4. Suy giảm nhận thức

Quá trình lão hóa bình thường không ảnh hưởng mạnh tới trí nhớ của bạn, nhưng tình trạng mất trí nhớ vẫn có thể xảy ra ở một thời điểm nhất định. Suy giảm nhận thức nhẹ là một thuật ngữ y tế dùng cho tình trạng giảm trí nhớ do tuổi tác, nhưng nghiêm trọng hơn so với giảm trí nhớ do quá trình lão hóa bình thường.

benh-nguoi-gia-thuong-gap-1

Người mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ thường hay nhớ trước, quên sau. Thường hay gặp khó khăn khi được giao những công việc như tính toán hay những công việc đòi hỏi nhiều công đoạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 10% đến 20% những người trên 65 tuổi có thể mắc phải chứng suy giảm nhận thức nhẹ.

Suy giảm nhận thức nhẹ có thể tiến triển thành bệnh Alzheimer – tình trạng bệnh không thể phục hồi của não. Người mắc bệnh Alzheimer sẽ mất dần khả năng suy nghĩ và ghi nhớ, cuối cùng bệnh nhân không có khả năng thực hiện những việc cơ bản nhất. Những người bị Alzheimer đầu tiên sẽ nhận thấy trí nhớ không còn khả năng ghi nhớ như xưa nữa.

5. Són tiểu và táo bón

Đây là một trong những vấn đề khó nói nhưng khá phổ biến ở người cao tuổi. Có hơn 26% nữ giới và 16% nam giới trên 65 tuổi gặp rắc rối với táo bón mãn tính. Bác sĩ xác định bệnh táo bón thông qua việc người bệnh có nhu cầu đi vệ sinh ít hơn 3 lần mỗi tuần và nếu đi sẽ gặp tình trạng phân cứng, khô hơn bình thường.

Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị táo bón là do thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, mất nước và thiếu hoạt động thể chất. Nữ giới trên 50 tuổi có nguy cơ mắc chứng són tiểu cao vì ở giai đoạn này, các nhóm cơ vùng chậu sẽ yếu đi nhiều và không còn đủ khả năng kiểm soát bàng quang. Sự lão hóa ở nam giới biểu hiện qua tuyến tiền liệt phì đại và cũng có khi són tiểu. Khi nhận thấy những dấu hiệu của táo bón hay bệnh són tiểu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!

6. Viêm khớp

Đây là một dạng bệnh khá phổ biến khác được ghi nhận ở những người trên 65 tuổi. Viêm khớp xảy ra khi các chất lỏng và sụn trong khớp bị mòn đi, khiến xương cọ vào nhau gây đau. Viêm khớp là bệnh người già thường gặp. Dạng viêm khớp thường gặp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn tuổi là thoái hóa khớp, hệ quả do hao mòn các khớp xương, đặc biệt là ở các ngón tay, hông, đầu gối, cổ, cổ tay và cột sống. Hiện tại đã có những phương pháp y khoa giúp điều trị bệnh viêm khớp, vì vậy bạn đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được giúp đỡ khi gặp phải tình trạng viêm khớp nhé!

7. Vấn đề về thăng bằng

Con người già đi thường cảm thấy khó khăn để giữ được thăng bằng. Theo ghi nhận, có hơn 40% số người được khảo sát cho biết họ đã gặp những rắc rối để giữ được thăng bằng trong suốt cuộc đời, trong đó có 24% những người trên 72 tuổi gặp phải tình trạng chóng mặt. Nguyên nhân chính của việc này thường được ghi nhận là do vấn đề của tai trong, bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như do thuốc hay do gặp phải những bệnh lý khác. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, xây xẩm mặt mày hay nhìn thấy mọi thứ xung quanh quay cuồng kể cả khi bạn đang ngồi thì tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

8. Bệnh tim mạch

Khi đến giai đoạn lão hóa, tim của chúng ta có thể sẽ phải nỗ lực hoạt động hơn bình thường rất nhiều để có thể bơm máu đi khắp cơ thể.. Đối với những thay đổi lớn hơn trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh tim và những vấn đề liên quan đến tim như đau tim hoặc đột quỵ. Thực tế, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi. Những triệu chứng thường gặp như xuất hiện những cơn đau ngực, cảm giác khó thở, buồn nôn, chóng mặt.

Bên cạnh đó, đối với một số chị em phụ nữ, bệnh còn có những triệu chứng khác như xuất hiện những cơn đau ngực không rõ ràng, đổ nhiều mồ hôi, khó thở, suy nhược và mệt mỏi, đau nhức ở xương hàm, cánh tay, lưng hoặc ở dạ dày. Các triệu chứng của đột quỵ như méo miệng, nói chuyện khó khăn và yếu tay chân. Khi bạn hay những người xung quanh gặp trường hợp kể trên thì bạn nên gọi điện thoại cấp cứu 115 ngay để được can thiệp kịp thời nhé!

9. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể xảy ra với mọi đối tượng ở mọi độ tuổi, tuy nhiên người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người còn lại. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có hơn 25% những người trên 60 tuổi mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh tiểu đường xuất hiện khi lượng đường trong máu của bạn (lượng đường bao gồm cả glucose) ở ngưỡng quá cao, gây ra những biến chứng như tổn thương mắt, thần kinh, thận cũng như làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Những dấu hiệu cho thấy bệnh đang hình thành là cảm giác cực kỳ thèm ăn hoặc khát nước, cơ thể mệt mỏi, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên và thị lực giảm sút. Nếu gặp phải những triệu chứng trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Khi về già, bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Trên đây là 9 bệnh người già thường gặp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể can thiệp được gì. Nếu chăm sóc đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta có thể cải thiện được phần nào tình trạng sức khỏe cho người thân cũng như cho chính mình. Quan trọng hơn hết là thường xuyên theo dõi những thay đổi trên cơ thể để phát hiện kịp thời những căn bệnh do tuổi tác gây ra