Tuy nhiên, bất kỳ triệu chứng cho thấy trẻ mất ý thức hoặc hộp sọ bị biến dạng bất thường, ngay lập tức phải đưa trẻ đi đến trung tâm y tế gần nhất.
Những dấu hiệu nguy hiểm khác bao gồm nôn, buồn ngủ, khó chịu, ăn kém, khóc nhiều, gặp khó khăn khi cử động bộ phận nào đó của cơ thể.
Những giới hạn an toàn
Chấn thương đầu nếu không được chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà ba mẹ quan trọng hóa vấn đề. Chuyện trẻ sơ sinh vô tình bị đập đầu xuống nền không phải chuyện hi hữu, vì vậy không có gì bất thường nếu sau ca chấn động nhẹ, trẻ phản ứng bằng cách khóc lóc, sau đó quá mệt và muốn đi ngủ.
Trừ khi trẻ buồn ngủ liên tục và kéo dài dù đã được ngủ đủ, lúc đó mới đáng lo ngại. Còn không, mẹ nên vỗ về bé ngủ ngon để dưỡng sức và cảm thấy tốt hơn sau đó.
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Sau khi ngã, ở đầu bé có thể nổi lên cục bướu rất to. Hãy tiến hành chườm lạnh chỗ này trong vòng 20 phút. Nếu cần, sau khi nghỉ 5 phút có thể chườm thêm 20 phút nữa. Hãy kiên trì, rồi bạn sẽ thấy cục bướu nhỏ đi. Giữ bé ngồi yên để chườm là điều rất khó nhưng bạn nên cố gắng. Đôi lúc, sau khi lành, bướu có thể để lại tổ chức vôi hóa dưới da to bằng hạt đậu. Chườm lạnh có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng này. Tuy nhiên, các mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ chấn thương sọ não sau đây:
+ Bất tỉnh:
Nếu bé bị bất tỉnh, dù chỉ vài giây, cũng có thể nghĩ rằng lực va đập đủ mạnh để gây khối máu tụ. Nếu bé khóc thét ngay sau khi ngã thì cha mẹ có thể yên tâm là con mình vẫn tỉnh táo.
+ Rối loạn tri giác:
Ngay sau ngã, bé vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại có những dấu hiệu bất thường như kích động khó dỗ, lơ mơ, tiếp xúc kém (bé không thể tập trung chú ý vào bạn, không nhìn vào mắt bạn, không làm theo yêu cầu của bạn, không nhận ra người thân trong gia đình,…
+ Nôn:
Nếu bé nôn từ 3 lần trở lên thì cần đi khám bác sĩ. Thông thường, sau khi ngã, ngay cả khi không có chấn thương sọ não, nhiều bé vẫn có thể nôn 1 hay 2 lần, do khóc, ho hoặc đơn giản là do sự va đập của hộp sọ.
Đề phòng trường hợp bé nôn, trong vòng vài giờ đầu sau khi bị ngã, chỉ nên cho bé uống nước trong hoặc bú sữa mẹ, không nên cho bé dùng thức ăn đặc.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý một số hiện tượng sau đây nhé:
+ Đi loạng choạng, mất thăng bằng
+ Quấy khóc nhiều bất thường, không thể dỗ.
+ Đau đầu liên tục, đặc biệt xấu nếu đau đầu ngày càng tăng.
+ Những dấu hiệu mắt:
Trong vòng 24 giờ sau ngã có thể xuất hiện các dấu hiệu như mắt lác, đồng tử hai bên không đều, bé vấp ngã hoặc lao vào các đồ vật như thể không nhìn thấy chúng. Trẻ lớn có thể nhìn mờ, nhìn đôi (nhìn một hóa hai).
+ Chảy máu hoặc chảy nước từ lỗ mũi hoặc lỗ tai
+ Yếu liệt tay hoặc chân.
+ Ngủ nhiều hơn so với bình thường
+ Ngoài ra, các mẹ cũng cần nên chú ý các dấu hiệu: Màu da chuyển từ hồng sang nhợt nhạt, tím tái; nhịp thở không đều, có những đợt thở rất nông hoặc cơn ngừng thở 10-20 giây; co giật,… .thì cũng cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: webtretho.com
Máy siêu âm Sono Pro 8 - Singapore
Máy siêu âm Terason Usmart 3300 - Mỹ
Máy siêu âm Terason Usmart 3200T - Mỹ
Máy siêu âm 4D Siui Apogee 1100
Máy siêu âm 4D Siui Apogee 3300
Máy siêu âm 4D Siui Apogee 3500
Máy siêu âm DOPPLER màu chuyên tim - mạch máu APOGEE 1200 OMNI
Máy siêu âm 2D Siui CTS 5500 Plus
Máy siêu âm tim mạch 2D - CLEARVUE 350
Máy siêu âm Philips - CLEARVUE 550
Máy siêu âm 4D PHILIPS - CLEARVUE 650
MÁY SIÊU ÂM PHILIPS AFFINITI 50
Máy siêu âm bàn đẩy 4D CTS 4000
Máy siêu âm 4D Siui Apogee 2300
Máy siêu âm cầm tay Clarius - Canada
Máy đo loãng xương FURUNO CM-200 LIGHT
Máy đo loãng xương FURUNO CM-300 - Nhật Bản
Máy đo điện cơ 2 kênh Singapore
Máy nội soi tai mũi họng Chammed - Hàn Quốc
MÁY ĐIỆN TIM KĨ THUẬT SỐ 3 KÊNH ECG - 1103G
Máy soi cổ tử cung Leo 2100 - Trung Quốc
Máy đo điện cơ 2 kênh Singapore
Dao mổ điện cao tần SUrtron của Led Spa Ý
THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN TUYẾN VÚ LEO 1201
Mr. Hoàng Đức Hùng
Tel: 0905 777 197(24/24h)
Email: sieuamcx@gmail.com